Xử lý khủng hoảng truyền thông trong social media

photo-Xử lý khủng hoảng truyền thông trong social media

Với doanh nghiệp, các ứng dụng Internet giúp bán được hàng nhiều hơn nhờ thu hút sự tham gia của khách hàng mạnh mẽ hơn, bằng các thông tin mới mẻ. Khi bạn có một sản phẩm tốt, các ứng dụng Internet là công cụ hiệu quả để quảng bá sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng. Đặc biệt, các ứng dụng Internet gia tăng ý thức của khách hàng đối với thương hiệu công ty, tăng khả năng lựa chọn sản phẩm của khách hàng và kết quả là tăng được doanh số cho doanh nghiệp. Đồng thời, góp phần tạo dựng và củng cố sự trung thành của khách hàng với công ty hay sản phẩm.

Những tiềm ẩn khủng khiếp từ mạng xã hội đối với doanh nghiệp 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang đối diện với cả cơ hội lẫn thách thức, thậm chí là hiểm họa trên mạng Internet và truyền thông xã hội. Nhìn từ góc nhìn của marketing, Internet và truyền thông xã hội gắn chặt với rủi ro hoạt động. Điều này có nghĩa, những người làm marketing phải lựa chọn chiến lược marketing phù hợp để đảm bảo họ đang sử dụng đúng chiến lược, hướng tới mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu hay bán được nhiều hàng hơn. Người làm marketing nếu làm không tốt có thể phản tác dụng khi chỉ nhìn về marketing mà không cân nhắc các yếu tố khác, chẳng hạn yếu tố văn hóa.

Trên thực tế, khủng hoảng của các tập đoàn toàn cầu hay các doanh nghiệp trong nước có một điểm chung, đó là tin tức lan tỏa rất nhanh trên các kênh truyền thông chính như tivi, báo chí, Internet…

Mạng truyền thông đang tạo ra thách thức rất đáng kể cho các doanh nghiệp so với trước đây, khi tốc độ lan truyền nhanh hơn rất nhiều, phạm vi không chỉ trong nước mà còn lan truyền trên quốc tế. Tin tức mang tính toàn cầu, nên với thông tin bất lợi, danh tiếng của một thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp bị ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi tỉnh, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến cấp độ toàn cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Tin đồn hay thông tin không trung thực, thậm chí mang tính lừa đảo xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội, khiến cách xử lý khủng hoảng ngày nay khác trước rất nhiều, khó khăn hơn, phức tạp hơn, nhiều bên liên quan hơn, thời gian lâu hơn. Khắc phục khủng hoảng cũng khó tiên liệu hơn vì phải có nhiều kịch bản khác nhau.

Nhiều người hay suy nghĩ “cứ để mặc rồi mọi chuyện sẽ qua”. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh mới, thì điều tốt nhất là cần có hành động nhanh chóng để xử lý vấn đề phát sinh.

Trường hợp một công ty tại Hồng Kông năm 2015 cho thấy, vấn đề có thể không lớn, nhưng hệ lụy thường khó lường khi ứng xử theo cách im lặng. Đây là một công ty cung cấp dịch vụ xe điện ngầm, rất có danh tiếng. Sản phẩm của công ty có sự cố, một trong những nguyên nhân là do năng lực của công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu đường ray, nhưng công ty không đưa ra giải thích nào. Cho đến khi gặp áp lực quá lớn, công ty mới thừa nhận là không đủ năng lực đáp ứng. Công chúng cho rằng, công ty đang che giấu thông tin nên giá cổ phiếu và niềm tin vào công ty đã bị ảnh hưởng không nhỏ.

Xử lý khủng hoảng nhờ... Luật An ninh mạng

Tại nhiều nước, hiện có lỗ hổng về pháp luật liên quan đến việc xử lý người đưa tin trên mạng không đúng sự thật, ảnh hưởng đến thương hiệu/danh tiếng của một công ty, một cá nhân. Có trường hợp “nói xấu” xuất phát từ một máy tính công cộng. Có trường hợp “nói xấu” trên facebook. Khi thông tin sai lệch xuất hiện trên công cụ tìm kiếm trên Internet, việc xử lý mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Đó là chưa kể nhiều trường hợp tin sai lệch có nguồn gốc phát tán từ các địa chỉ và máy chủ đặt tại nước ngoài, xử lý sẽ vô cùng phức tạp. Nếu có người đưa thông tin sai trên facebook, thì đối tượng bị đưa thông tin sai đó yêu cầu dỡ bỏ. Nếu chưa thể làm rõ trắng đen, thì đó là công việc của bộ phận quan hệ công chúng. Bộ phận này phải xử lý các thông tin đó sao cho thương hiệu của mình không bị ảnh hưởng.

Một cá nhân có thể ảnh hưởng đến sự ra đi của một thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu ra đi không phải vì sự tẩy chay của một cá nhân, mà do hành động của cá nhân đó dẫn đến sự tẩy chay của nhiều khách hàng khác.

Chẳng hạn, ở Ấn Độ, một nhóm bạn đến và sử dụng đồ uống của một thương hiệu nọ và có một trải nghiệm rất tệ. Trải nghiệm này đã được đăng lên facebook cá nhân. Thương hiệu nọ thấy vậy liền dọa sẽ kiện ra tòa. Vụ việc ngay lập tức lan tỏa rất nhanh trên mạng. Kết quả, nhiều người tẩy chay thương hiệu đồ uống đó và sau 3 tháng, thương hiệu này hoàn toàn sụp đổ.

Ở Việt Nam, sự ra đời của Luật An ninh mạng sẽ phần nào giải quyết được bài toán này. Luật sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2019. 

 

admin

Đối tác của chúng tôi

about

Theo dõi chúng tôi

short